Sâm Ngọc Linh (danh pháp hai phần: Panax vietnamensis) là một loài cây thuộc Họ Cuồng cuồng (Araliaceae), còn gọi là sâm Việt Nam, Cho tới nay chỉ có hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam là có cây sâm này

Sâm Ngọc Linh cũng là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới.Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi sâm Triều Tiên có khoảng 25 saponin.

Những kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại.

Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới.[5] Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao,[6] thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần.

II.MỤC LỤC:

1. ĐẶC ĐIỂM SÂM NGỌC LINH

Sâm Ngọc Linh có những đặc điểm đặc trưng nhận biết như sau:

Thân cây: Thân khí sinh, dạng thẳng đứng, có màu lục hoặc hơi tím. Thân cây thường nhỏ và có đường kính từ 4 – 8mm.
Rễ: Thân rễ cây sẽ có nhiều đốt như đốt trúc và có nhiều cùi thịt, đường kính chỉ từ 1 – 3cm. Rễ cây mọc bò ngang, có thể ở trên hoặc dưới mặt đất khoảng 1 – 3cm, thường mang nhiều củ và rễ nhánh.
Lá sâm Ngọc Linh: Mỗi thân mang lá sẽ tương ứng với một đốt dài khoảng 0,5 – 0,7cm. Lá ở trên đỉnh thân là dạng lá kép, có hình chân vịt, mọc theo từng vòng với số lượng khoảng 3 – 5 nhánh lá. Cuống lá kép dài từ 6 – 12mm, gồm 5 lá chét, phiến hình bầu dục, chóp nhọn và mép khía có răng cưa, có lông ở hai mặt. Từ năm một đến năm ba, chỉ có 1 lá duy nhất và không rụng, từ năm thứ 4, cây mới có thêm 2 – 3 lá.
Hoa: Hình tán đơn, thường mọc dưới các lá thẳng với thân. Cuống dài 10 – 20cm, có thể xuất hiện kèm thêm 1 đến 4 tán phụ hoặc thêm 1 hoa ở dưới tán chính, mỗi tán sẽ có tới 60 đến 100 hoa. Mỗi hoa có 5 cánh, màu vàng nhạt, 5 nhị với 1 vòi nhụy.
Quả: Chủ yếu mọc ở phần trung tâm của tán lá, dài từ 0,8 đến 1cm, rộng từ 0,5 đến 0,6cm. Lúc đầu quả có màu xanh, sau hai tháng chuyển sang màu xanh thẫm hoặc vàng lục. Quả chín sẽ có màu đỏ cam và phần đỉnh quả có chấm đen. Mỗi quả thường chứa 1 – 2 hạt, mỗi cây có trung bình từ 10 – 30 quả.

Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân rễ, củ và ngoài ra cũng có thể dùng lá và rễ con.

2. DƯỢC TÍNH

Từ năm 1973 đến nay, đã có nhiều cơ quan, nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về sâm Ngọc Linh, và gần 50 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ, tiến sĩ từ các công trình nghiên cứu về loài cây quý hiếm này.

Trong hai năm 1974 và 1975, Viện Dược liệu thuộc Bộ Y tế nghiên cứu thấy thành phần saponin triterpen của tam thất, nhân sâm và sâm Ngọc Linh có 9 hoặc 11 chất có Rf ngang nhau, màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau. Theo đánh giá của Nguyễn Minh Đức, Võ Duy Huấn trong nǎm 1994 thì từ sâm Ngọc Linh đã chiết được 50 hợp chất, xác định cấu trúc hóa học cho thấy 26 hợp chất có cấu trúc đã biết (thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật) và 24 saponin pammaran có cấu trúc mới không bắt gặp tại các loại sâm khác trên thế giới. Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu các saponin triterpen, nhưng cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao nhất (khoảng 12-15%) và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax. Ngoài ra trong sâm Ngọc Linh còn có 14 axít béo, 16 amino acid (trong đó có 8 amino acid không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng.

Những kết quả nghiên cứu mới nhất bổ sung thêm danh sách saponin và amino acid dài hơn nữa. Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt cán bộ Viện Dược liệu thì về mặt hoá học, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh hiện nay (2007) đã phân lập được 52 saponin trong đó 26 sanopin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật. Trong lá và cọng đã phân lập được 19 saponin pammaran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới. Đã xác định được trong sâm Ngọc Linh 17 amino acid, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.

3. LỊCH SỬ

Năm 1973, khu Y tế Trung Trung Bộ cử một tổ 4 cán bộ do dược sĩ Đào Kim Long làm trưởng đoàn, kỹ sư Nguyễn Bá Hoạt, dược sĩ Nguyễn Châu Giang, dược sĩ Trần Thanh Dân là thành viên, đi điều tra phát hiện cây sâm theo hướng chân núi Ngọc Linh thuộc huyện Đắc Tô tỉnh Kon Tum. Khi đoàn lên tỉnh Kon Tum, Ban Dân y Kon Tum cử thêm dược tá Nguyễn Thị Lê trợ giúp cho đoàn, dẫn đường lên núi Ngọc Linh đoàn đã phát hiện hai cây sâm đầu tiên  và đã phát hiện được một vùng sâm rộng lớn thuộc phía Tây núi Ngọc Linh

Sau 15 ngày nghiên cứu toàn diện về hình thái, sinh thái, quần thể, quần lạc, phân bố, di cư và phát tán, dược sĩ Đào Kim Long đã xác định núi Ngọc Linh là quê hương của cây sâm mới, đặc biệt quý hiếm, chưa từng xuất hiện tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới.[7] Theo đánh giá của Tiến sĩ Trần Chí Liêm, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam: đây là cống hiến quan trọng cho khoa học, bổ sung tri thức mới về vùng phân bố chi Panax xuống tới vĩ tuyến 15 và bổ sung cho chi Panax họ Araliaceae một loài mới.

4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Không phải khu vực nào cũng có thể trồng sâm Ngọc Linh

Vào những năm 70 của thế kỷ trước, sâm Ngọc Linh được tìm thấy ở khu vực núi Ngọc Linh, giáp ranh giữa Kon Tum và Quảng Nam, mọc ở độ cao 1500-2000m.
Nhận thấy giá trị kinh tế mà sâm Ngọc Linh mang lại, nhiều người đã nhân giống, mang về trồng tại khu vực đồng bằng, tuy nhiên sâm Ngọc Linh không phát triển tốt. Loài sâm quý này chỉ sinh trưởng tốt ở điều kiện khí hậu trung bình năm dao động từ 14 – 18 độ C (thấp nhất từ 8 – 10 độ C, cao nhất từ 20 – 25 độ C), với độ ẩm trung bình từ 85% – 90%, lượng mưa trung bình từ 2.800 – 3.400 mm/năm và có lượng mưa khá trong các tháng mùa khô (từ tháng 3-7).

Sâm Ngọc Linh thường phân bố ở độ cao từ 1500m trở lên, dưới tán rừng nguyên sinh, đất có đủ độ mùn, xốp, giàu sinh dưỡng, độ che phủ đạt từ 70 – 90%. Loại sâm này có thể sống rất lâu, có khi lên tới 100 năm hoặc hơn, phần giá trị nhất dùng làm bài thuốc quý của sâm Ngọc Linh là củ, thân, rễ, lá.

Bên cạnh những điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, độ cao, việc chuẩn bị giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch sâm Ngọc Linh cũng cần đảm bảo nghiêm ngặt những quy định góp phần phát triển sâm Ngọc Linh trồng bền vững, hạn chế tối đa các tác động suy giảm môi trường rừng.

5. CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ

Sâm Ngọc Linh được bán dưới hai dạng đó là: Sâm Ngọc Linh tươi và Sâm Ngọc Linh khô.

Đối với sâm Ngọc Linh tươi không thể giữ lâu trong môi trường tự nhiên thì cách bảo quản đó chính là ngâm. Sau khi mua về, bạn lấy khăn mềm rửa sạch sâm (lưu ý không rửa sâm bằng cách nhúng hẳn cả củ trong nước), rồi thái sâm thành các lát mỏng.

Cách 1: Ngâm với mật ong loại tốt để trong bình đậy kín nắp, ngâm trong khoảng 1 tháng là có thể dùng được. Phương pháp ngâm sâm với mật ong này có thể tạo bọt, cho nên bạn hãy hớt bọt khi cần, tránh bị chua. Mật ong là chất bảo quản giúp chống mọt, mốc và giữ sâm không bị biến chất bởi độ ẩm trong không khí.
Cách 2: Ngâm với rượu: trước tiên làm sạch như trên, không thái mỏng mà để cả củ rồi ngâm với rượu ngon để trong bình đậy kín nắp khoảng 1 tháng.

Nên lưu ý khi ngâm sâm Ngọc Linh tươi với rượu và mật ong rằng: cứ 15 đến 20 ngày thì kiểm tra nếu thấy ẩm (lắc kêu không ròn) phải thay chất hút ẩm mới (có thể rang gạo đến vàng để làm chất hút ẩm) hoặc làm khô trở lại chất hút ẩm.

Đối với sâm Ngọc Linh khô thì có thể để được lâu hơn vì nó đã được sấy khô. Vì vậy chúng ta có thể để sâm ở trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không để sâm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay các nơi ẩm thấp bởi vì chúng có thể làm sâm bị mốc và kém chất lượng đi.

6. CÁC HÌNH ẢNH SẢN PHẨM SÂM NGỌC LINH

Cây sâm Ngọc Linh đã được Thủ tướng phê duyệt là sản phẩm quốc gia, là “Quốc bảo” của Việt Nam. Sau khi đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh được Chính phủ thông qua năm 2015, tỉnh đã đưa ra nhiều chủ trương và cơ chế chính sách để bảo tồn, phát triển.

Tuy vậy, việc phát triển cây sâm Ngọc Linh và sản phẩm từ sâm chưa nằm trong một kế hoạch tổng thể, chưa tạo ra sự kết nối, hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các nguồn lực. Do vậy việc xây dựng chương trình này là rất cần thiết để tỉnh có cơ chế và tập trung nguồn lực để phát triển cây sâm Ngọc Linh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đưa sâm Việt ra thế giới.

Tỉnh Quảng Nam trình gửi Chính phủ về việc đề nghị xây dựng và phê duyệt chương trình quốc gia phát triển Sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam) giai đoạn 2021-2030 và định hướng đến 2045.

Đến năm 2045, đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm có thể cạnh tranh ngang bằng với ngành sản xuất sâm của Hàn Quốc, hằng năm sản xuất ra được từ 500 – 1.000 tấn.

Đoàn công tác Bộ KH&CN thăm phòng nghiên cứu nhân giống sâm Ngọc Linh thuộc Trung tâm Quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh

Triển lãm “Di sản Văn hóa – Sâm Ngọc Linh Kon Tum – Báu vật đại ngàn” chính thức khai mạc sáng 20/1/2019, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hà Nội. Đây là lần đầu tiên 200 tư liệu, hiện vật, hình ảnh về cây sâm Ngọc Linh – loài dược liệu quý hiếm của Kon Tum được ra mắt người dân Thủ đô Hà Nội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Triển lãm Di sản Văn hóa – Sâm Ngọc Linh. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng đánh giá, Triển lãm bước đầu thể hiện được sự đổi mới hoạt động của bảo tàng với nội dung và hình thức sinh động kết hợp ứng dụng công nghệ mới, tạo được tính hấp dẫn và có khả năng thu hút khách tham quan.

Nhân đây, Thủ tướng đề nghị Bộ VHTT&DL cần chuyển biến mạnh mẽ hệ thống bảo tàng Việt Nam trong sự nghiệp phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa dân tộc để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên bình diện quốc tế, trực tiếp đóng góp vào phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Thủ tướng cùng các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng bày tỏ đánh giá cao việc lựa chọn địa điểm Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam để tổ chức sự kiện di sản văn hóa và Sâm Ngọc Linh Kon Tum – Báu vật đại ngàn.

Thủ tướng bày tỏ, không có nơi nào đắc địa hơn Bảo tàng quốc gia để tổ chức sự kiện ngày hôm nay, không có nơi nào đem lại cho chúng ta nhiều cảm xúc xen lẫn niềm tự hào thiêng liêng về cội nguồn văn hóa lịch sử dân tộc 4.000 năm văn hiến như tòa nhà bảo tàng quốc gia này, để trên nền đó, chúng ta tôn vinh 1 sản phẩm được gọi là quốc bảo là cây Sâm Ngọc Linh

Để sâm Ngọc Linh, từ 1 quốc bảo trở thành quốc kế dân sinh, chúng ta cần xây dựng chiến lược tổng thể, làm tốt ở tất cả các khía cạnh, thông tin truyền thông, nghiên cứu phát triển, thu hút khởi nghiệp, phát huy vai trò nòng cốt của các doanh nghiệp, qua đó Sâm Ngọc Linh có thể đem lại những giá trị độc đáo cho hình ảnh của quốc gia như sâm Hàn Quốc và trở thành một yếu tố hấp dẫn du lịch. Điều chắc chắn rằng Sâm Ngọc Linh và những chế phẩm của nó hoàn toàn có thể và cần thiết vươn ra thị trường thế giới không kém gì sâm Nhật Bản, sâm Hàn Quốc, sâm Trung Quốc…

TỔNG ĐÀI0902.158.007