Lợi ích của Sâm Ngọc Linh

Nhân sâm là vị thuốc bổ quý hiếm, đứng đầu trong 4 vị thuốc thượng hạng của Đông y (Sâm, Nhung, Quế, Phụ).

Theo cuốn “Thần Nông bản thảo kinh”, sâm có vị ngọt và hơi lạnh. Nó đặc biệt tốt cho các nội tạng quan trọng. Khoa học hiện đại có thể phân tích hoạt chất trong các vị thuốc trong Đông y, nhưng vẫn không đạt tới tinh túy thực sự của nó. Thực ra, đặc tính của các hoạt chất trong Đông y thì không thể nào tách ra được. Cũng có ý nói rằng tuy chỉ có 1 vị thuốc nhân sâm nhưng trong đó có thể chứa rất nhiều hoạt chất.

Hiện nay, trên thị trường nhân sâm được bán rất nhiều, đủ loại, như hồng sâm, bạch sâm, rượu sâm, trà sâm, các loại mỹ phẩm có sâm…

Tuy nhiên, nếu dùng không đúng, nhân sâm sẽ gây ngộ độc, làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây chết người.

Thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenosid), có tới gần 30 saponin khác nhau.

Theo Y học cổ truyền, nhân sâm được coi là đầu vị của thuốc bổ khí và đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y: sâm, nhung, quế, phụ. Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí, nhân sâm được dùng để trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn,…

Có thể chỉ dùng 1 vị sâm: nhân sâm thái mỏng, hãm với nước sôi, nhiều lần, ngày có thể dùng 4-10g. Hoặc ngâm rượu: 50g nhân sâm thái mỏng ngâm rượu 3 lần. Lần 1 ngâm với 600ml rượu 35-40 độ, ngâm 1 tháng; lần 2 ngâm 500ml trong 3 tuần; lần 3 ngâm với 400ml rượu trong 2 tuần. Sau gộp dịch chiết 3 lần. Ngày uống 20-30ml.

Do có tác dụng bổ khí, nhân sâm còn được dùng trong nhiều bài cổ phương quý:

Bài Tứ quân tử thang: nhân sâm, bạch linh, bạch truật, mỗi vị 5g, cam thảo 3g. Ngày uống 1 thang dưới dạng sắc hoặc làm hoàn. Tác dụng bổ chân khí cho những người sức khỏe yếu hay mệt mỏi, kém ăn. Hoặc bài Bát trân thang: Kết hợp bài Tứ quân tử thang thêm các vị: xuyên khung, đương quy, bạch thược, thục địa, mỗi vị 5g. Ngày một thang dưới dạng sắc hay thuốc hoàn. Tác dụng: trị chứng cả khí và huyết đều suy, người mệt mỏi, chân tay vô lực, đoản hơi, thiếu máu, da xanh xao, gầy còm, kém ăn.

Những ai không nên dùng hoặc cần thận trọng khi dùng nhân sâm?

Nhân sâm tuy là loại thuốc bổ khí đầu vị, song không phải dùng cho mọi đối tượng được. Người thường xuyên bị đầy trướng bụng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng.

Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.

Phụ nữ trước ngày sinh cũng không nên dùng sâm.

Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Cần lưu ý không dùng lô sâm (đầu núm rễ củ sâm), vì có tác dụng gây nôn. Không dùng kèm với vị lê lô và ngũ linh chi.

Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm./.

Lá Sâm Ngọc Linh

  1. Tác dụng của lá Sâm Ngọc Linh

Từ khi nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện ra “tiềm năng”, Lá Sâm Ngọc Linh được xem như một vị thần dược khi chữa được rất nhiều căn bệnh như:

  • Tăng sự nhanh nhạy, bồi bổ hoạt động của não bộ, giảm thiểu những suy nhược tinh thần
  • Điều tiết nội tiết tố sinh dục.
  • Bổ sung thêm hồng cầu, tiểu cầu chữa thiếu máu, suy tiểu cầu.
  • Đặc hiệu với vi khuẩn Streptococi gây ra bệnh viêm họng hạt.
  • Giảm thiểu những căng thẳng do tình trạng mất ngủ gây ra, đồng thời giải tỏa trạng thái lo âu và chống trầm cảm hiệu quả.
  • Tạo lớp màng bảo vệ chức năng gan, giải độc gan, giảm mỡ máu và chống xơ gan hiệu quả.
  • Gia tăng lượng Insulin trong bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết trong máu
  • Điều hòa hoạt động tim mạch, loạn nhịp tim, chống oxy hóa ( Antioxidant), chống lão hóa.
  • Phòng chống các loại bệnh ác tính như ung thư, hỗ trợ thuốc chữa ung thư
  • Giúp tăng cường sức đề kháng không dặc hiệu suy giảm miễn dịch và nhiều tác dụng khác, lá rất dễ uống, thơm ngon.
  1. Cách thu hái lá và bảo quản lá của người Kontum:

Để thu hoạch được Lá Sâm Ngọc Linh: thông thường vào khoảng tháng 8, tháng 9, sau khi thu hoạch củ Sâm, người ta sẽ cắt lá để nuôi củ mới rồi cho chúng ngủ đông sớm.

Một số vườn khác không cắt lá, sau khi thu hoạch củ, lá tự rụng, người ta đem lá tươi đó đi phơi khô lầm nữa, rồi trữ dùng dần.

  1. Cách sử dụng lá sâm ngọc linh:

Rất nhiều người khi bắt đầu tìm hiểu về lá sâm Ngọc Linh luôn đặt câu hỏi: “Sử dụng lá sâm Ngọc Linh như thế nào để mang lại hiệu quả tối đa?”.

Hiện nay, có 2 cách để sử dụng lá sâm Ngọc Linh phổ biến nhất đó là ngâm rượu và hãm nước uống:

Lá sâm ngọc linh ngâm rượu:

Liều lượng: 50gr lá/ 1 lít rượu (rượu từ 30-35 độ).

Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch phần đất và bụi bẩn bám ở lá.

Bước 2: Sau khi đã để lá thật ráo nước, bạn tiến hành xếp lá vào bình thủy tinh.

Bước 3: Đổ rượu vào gần đầy bình rồi đậy nắp thật chặt và đặt bình rượu ở nơi thoáng mát. Nên ngâm rượu khoảng 3 tháng 10 ngày để mùi vị của rượu thơm ngon nhất.

Lá sâm Ngọc Linh hãm nước uống:

Liều lượng: 5gr lá/500ml nước.

Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch phần đất và bụi bẩn bám ở lá.

Bước 2: Cho lá sâm vào nồi rồi đổ nước ngập mặt lá và nấu trong khoảng 15 – 20 phút là có thể sử dụng được cả ngày. Uống trà lá sâm Ngọc Linh hàng ngày giúp bạn có sức khỏe dẻo dai và tinh thần thoải mái hơn.