Giới thiệu chè

GIỚI THIỆU TRÀ TÂN CƯƠNG

Trà Tân Cương hay (chè Tân Cương) là loại Trà xanh đặc sản thuộc Tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Được chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”, chứng nhận OCOP, chứng nhận VietGap, chứng nhận ATTP

Không chỉ nối tiếng trong nước “Chè Thái Nguyên” còn được xuất khẩu ra thị trường Quốc tế đã được đăng ký nhãn hiệu “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ tại Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan và một số quốc gia…

Đồng chí Đinh Hữu Phí, Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ trao văn bằng bảo hộ tại Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan cho tỉnh Thái Nguyên

ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÀ TÂN CƯƠNG – THÁI NGUYÊN

Tuỳ theo phẩm trà mà hình dạng lá trà Thái Nguyên cũng sẽ khác nhau. Lá trà càng cao cấp thì cánh trà càng mỏng, nhỏ và cong như móc câu

Lý do Trà Tân Cương – Thái Nguyên ngon vì nguyên liệu Trà là Búp và những cánh trà non nhất của cây trà.

Những lá trà non nhất thường sẽ vươn cao nhất của nhánh cây trà. Từ búp trà này thì lá trà sẽ càng lớn và hương vị cũng sẽ giảm dần đi. Phân hạng của trà xanh Thái Nguyên có thể hiểu như sau:Trà được chia làm 5 loại

STT Tên Thông tin
1 Trà Đinh Búp trà non nhất
2 Trà Tôm Nõn Búp trà và một lá non kế tiếp
3 Trà Nõn Búp trà và hai lá non kế tiếp
4 Trà Bồm 100% lá trà già.
5 Trà Cám Trà bột nát

Hiện nay Vietexprot (VNE) tức là Việt Nam Xuất khẩu hiện nay chỉ cung cấp sản phẩm trà ngon nhất

STT Tên Thông tin
Thông tin chi tiết từng sản phẩm mời quí vị xem chi tiết (click)
1 Trà Đinh (click) Búp trà non nhất (Nhất phẩm Trà)
2 Trà Tôm Nõn (click) Búp trà và một lá non kế tiếp
3 Trà Nõn(click) Búp trà và hai lá non kế tiếp
Ngoài ra VNE còn nghiên cứu và phối hợp các hương vị Hoa, Thảo mộc khác cho ra đời sản phẩm mang chất lượng cao
4 Trà Thảo mộc (click) Kết hợp các thảo dược tốt cho sức khỏe
5 Trà ướp hoa (click) Ướp Sen, Hoa bưởi, Hoa Nhài…

PHÂN BIỆT TRÀ NGON

 

Theo kinh nghiệm truyền thống mà các cụ cao niên xứ trà truyền lại, trà ngon hay không được đánh giá theo bốn tiêu chuẩn gồm: Thanh, Sắc, Vị, Thần. Trà ngon là loại trà có màu nước xanh ánh vàng mật ong (Thanh);

Trà ngon là loại trà có màu nước xanh ánh vàng mật ong (Thanh); cánh cong như móc câu, đều đặn, nhìn thẳng màu đen, nhìn nghiêng thì xanh (Sắc); uống vào có vị đậm đà, bùi, ngầy ngậy, có mùi cốm trong miệng, lúc mới uống có vị chat êm, uống xong có vị ngọt đọng lại rất lâu (Vị); hương thơm quyến rũ, chỉ có ở trà, không thể lẫn vào thức uống nào khác, đem lại sự sảng khoái, thăng hoa cho người thưởng trà (Thần). Sau một ấm trà, người thưởng trà thấy ấm áp trong lòng, tình người thăng hoa, tinh thần sảng khoái, cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát.

LỊCH SỬ

Giống chè tại Thái Nguyên được ông Đội Năm, tên thật là Võ Văn Thiệt di thực về vùng này khoảng năm 1920-1922 và vườn chè cổ nay đã 87 tuổi

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Về đất đai, đất ở Tân Cương được cho là có chứa những nguyên tố vi lượng với tỷ lệ phù hợp thuộc quyền đặc hữu của cây chè, được hình thành chủ yếu trên nền Feralitic, macma axít hoặc phù sa cổ, đá cát; có độ pH phổ biến từ 5,5 đến dưới 7,0, thuộc loại đất hơi bị chua. Về khí hậu, vùng tiểu khí hậu phía Đông dãy núi Tam Đảo cao trên dưới 1.000m so với mực nước biển được cho là điều kiện lý tưởng cho phẩm chất chè được hoàn thiện.[4]. Các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến yếu tố bức xạ nhiệt tại khu vực, tổng bức xạ nhiệt là 122,4 kcal/cm2/năm, trong đó lượng bức xạ hữu hiệu là 61,2 kcal/cm2/năm đếu thấp hơn so với chè khác, và đây chính là yếu tố quyết định đến chất lượng trà Tân Cương Thái Nguyên.

CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ

1. Thu hái

Lá trà xanh Thái Nguyên được thu hái hoàn toàn bằng tay. Thay vì băng máy như một số vùng trà khác.

Lá Trà hái vào buổi sáng sớm, khi cây chè thái nguyên, búp chè đang ngậm sương, lúc này sẽ cho nguyên liệu ngon nhất để sản xuất, nếu hái vào buổi trưa nắng, lá chè sẽ bị cháy nắng, cho ra chất lượng chè thành phẩm không tốt

2. Làm héo

Làm héo là giai đoạn mà lá trà được trải lên những chiếc nong lớn và để ở nơi mát và thoáng khí. Lá trà xanh Thái Nguyên sẽ mất dần trọng lượng nước. Nhờ vậy mà sẽ rút ngắn thời gian xao nên lá trà sẽ đỡ bị ‘khét’. Giai đoạn làm héo này còn giúp lá trà dẻo dai hơn nên sẽ đỡ bị nát khi vò và xao.

3. Diệt men

Diệt men là giai đoạn mà lá trà xanh Thái Nguyên được xao ở nhiệt độ cao. Quy trình làm trà xanh bắt buộc phải có bước ‘diệt men’. Vì men hay enzyme là chất xúc tác của các thành phần của lá trà với không khí. Khi ‘diệt men’ thì enzyme sẽ bị loại bỏ. Nhờ đó thì lá trà sẽ không bị oxy hoá và giữ được hương vị và chất như lá trà tươi.

4. Vò trà

Vò giai đoạn mà lá trà xanh Thái Nguyên sẽ được vò bằng tay hay bằng máy vò chuyên dụng. Mục đích của giai đoạn này là phá vỡ các mô và lớp biểu bì của lá trà. Khiến cho các thành phần tạo hương vị hoà quyện với nhau. Đồng thời giúp cho lá trà khô dễ thẩm thấu nước hơn khi pha. Nhờ vậy mà thành phần hương vị của lá chè xanh Thái Nguyên cũng sẽ dễ hoà vào nước hơn khi pha.

5. Xao khô

Xao khô như tên gọi của mình là bước làm khô lá trà xanh Thái Nguyên. Lúc này lượng nước trong lá trà được giảm đến mức tối thiểu. Và giúp cho lá trà có thể trữ được trong nhiều tháng.

6. Thành phẩm

Sau khi xao khô Trà hình dáng Trà nhỏ bé

  1. CÁC SẢN PHẨM TRÀ CỦA VNE
  2. Sản phẩm đóng gói (hình ảnh gửi 20 file bao bì VNE đính kèm ) thiết kế các hình ảnh dễ nhìn, đẹp mát thu hút người xem
  3. Hình ảnh quảng bá trà VNE ( hình ảnh 15 file VNE quảng bá thương hiệu)
  4. Hình ảnh đồi trà

                                     Vẻ đẹp tươi xanh của đồi chè Tân Cương khiến không ít người phải choáng ngợp

                                         Ngay từ sáng sớm đã có rất nhiều người đến đây làm việc

                                    Chè Tân Cương. Ảnh: Chè búp Tân Cương.